I. PHÂN BIỆT XE HYBRID VÀ XE EV
Xe lai (hybrid) là thuật ngữ thường được dùng để nói về những dòng xe được trang bị cả 2 loại động cơ là động cơ đốt trong và động cơ điện. Và xe Hybrid chia ra làm 2 loại gồm có xe lai điện HEV (hybrid electric vehicle) và xe điện kết hợp động cơ đốt trong PHEV (plug-in hybrid vehicle).
Xe điện (EV) là dòng xe ô tô sử dụng động cơ thuần điện, nhiên liệu được nạp trực tiếp thông qua cổng sạc và tích trữ bên trong pin đặt phía dưới sàn xe.
II. XE HYBRID
Hybrid chia ra làm 2 loại gồm có xe lai điện HEV (hybrid electric vehicle) và xe điện kết hợp động cơ đốt trong PHEV (plug-in hybrid vehicle).
1. Nguyên tắc hoạt động của HEV và PHEV
HEV sử dụng động cơ xăng hoặc dầu diesel để sạc động cơ điện thông qua hệ thống phục hồi năng lượng từ phanh khi xe chạy. PHEV cũng hoạt động tương tự nhưng có thể sạc lại từ nguồn điện ngoài như ổ cắm tường.
2. Xe lai điện HEV
HEV tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn so với xe chỉ có động cơ đốt trong truyền thống, giảm khí thải và ít phụ thuộc vào sạc điện.
Khi di chuyển chậm, trong phố đông thì động cơ xăng gần như không hoạt động, nghĩa là không tốn một giọt nhiên liệu nào, chỉ khi đạp ga tăng tốc nhanh hoặc ắc-quy gần hết điện thì động cơ xăng mới hoạt động bù vào để bứt tốc hoặc sạc điện.
Trên xa lộ thì hai động cơ này sẽ thay nhau hoặc kết hợp vận hành để tối ưu nhiên liệu mà vẫn duy trì sức mạnh cho xe. Khi xuống dốc, giảm tốc hay đạp phanh thì động cơ xăng sẽ ngắt và động năng thừa đó sẽ chuyển hoá thành điện năng để sạc vào ắc-quy. Chu trình này được thực hiện khép kín, với sự tính toán của bộ điều khiển giúp chiếc xe sẽ luôn tối ưu được lượng xăng tiêu hao là ít nhất.
Đối với thị trường Việt Nam, xe hybrid thể hiện rõ ưu điểm, khi vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa giảm phát thải ra môi trường, vận hành sử dụng như xe xăng thông thường, mang lại không gian yên tĩnh và đặc biệt phù hợp với điều kiện hạ tầng nước ta do không yêu cầu trạm sạc.
Bên cạnh đó, xe hybrid cũng được đánh giá là có khả năng vận hành êm ái hơn do phần lớn thời gian thường là động cơ điện hoạt động, nhất là khi chạy ở dải tốc thấp trong đô thị. Bên cạnh đó, xe hybrid nói chung còn được đánh giá vận hành, tăng tốc mượt mà, liền mạch hơn do có sự phối hợp giữa động cơ điện và động cơ đốt trong.
Tuy nhiên dòng xe này cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý. Trước hết về giá thành, do có thêm động cơ điện và một số bộ phận hỗ trợ nên giá xe hybrid cao hơn ôtô truyền thống. Với mẫu xe có song song phiên bản hybrid và bản thường thì giá xe phiên bản hybrid cao hơn.
Bên cạnh các mặt bảo dưỡng xe tương tự như ôtô truyền thống, người dùng xe hybrid còn phải chú ý việc bảo dưỡng và sử dụng pin đúng cách.
Trong trường hợp xe hết pin hoặc pin hư, thì xe chỉ chạy độc lập bằng động cơ đốt trong mà không cần sử dụng pin
3. Xe điện xăng PHEV
PHEV (Plug-in Hybrid Electric Vehicle ) dịch nguyên nghĩa là Xe điện lai có cắm điện từ là xe có thể được sạc ngoài và chạy hoàn toàn bằng điện, giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn và giảm khí nhà kính.
Xe điện Plug-in Hybrid (PHEV) sử dụng bộ pin tương đối lớn để cung cấp năng lượng cho động cơ điện kéo kết hợp với một loại nhiên liệu khác, chẳng hạn như xăng hoặc dầu diesel, để cung cấp năng lượng cho động cơ đốt trong hoặc nguồn động lực khác. PHEV có thể sạc pin thông qua thiết bị sạc như cắm điện tại các trạm sạc, động cơ đốt trong và phanh phục hồi.
PHEV có động cơ đốt trong và động cơ điện, sử dụng năng lượng được lưu trữ trong pin. PHEV thường có bộ pin lớn hơn so với xe điện hybrid HEV. Điều này giúp bạn có thể lái những quãng đường vừa phải chỉ sử dụng điện (khoảng 25 đến 100km ở các mẫu xe hiện tại), thường được gọi là “phạm vi điện” (electric range) của xe.
Trong quá trình lái xe trong đô thị, hầu hết năng lượng của PHEV có thể đến từ nguồn điện dự trữ. Ví dụ: một người lái xe PHEV có thể lái xe đến và đi làm bằng nguồn điện hoàn toàn, cắm sạc cho xe vào ban đêm và sẵn sàng cho một chuyến đi hoàn toàn bằng điện khác vào ngày hôm sau. Động cơ đốt trong cung cấp năng lượng cho xe khi pin gần hết, trong quá trình tăng tốc nhanh hoặc khi có tải nhiều như bật hệ thống sưởi hoặc điều hòa không khí
Pin PHEV có thể được sạc bằng nguồn điện bên ngoài, động cơ đốt trong hoặc thông qua phanh tái tạo. Trong quá trình phanh, động cơ điện hoạt động như một máy phát điện, sử dụng năng lượng để sạc pin, từ đó thu hồi lại năng lượng mà lẽ ra đã bị mất.
III. XE ĐIỆN EV
Với lợi điểm về bảo vệ môi trường, xe điện là hướng đi chắc chắn mà mọi hãng sản xuất xe sẽ hướng tới, và chính phủ của rất nhiều nước cũng đã khuyến khích việc này. Hơn thế nữa, các bộ phận cấu tạo xe ô tô điện có chuyển động ít hơn 90% so với các bộ phận cấu tạo của các loại xe ô tô sử dụng động cơ đốt trong trên thị trường. Vậy theo lý thuyết cấu tạo xe ô tô điện như thế nào? Xe điện được cấu tạo từ những loại bộ phận chính nào? Cấu tạo chung của ô tô điện hiện nay đều bao gồm những bộ phận sau đây:
– Động cơ điện: Một trong những bộ phận quan trọng của xe ô tô điện. Bộ phận này đảm nhận chức năng chính là cung cấp năng lượng cho xe. Trên thị trường, động cơ điện có thể là loại 1 chiều hoặc xoay chiều. Thông thường động cơ xoay chiều sẽ được lắp đặt vào ô tô điện phổ biến hơn.
– Biến tần: Thiết bị này có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện 1 chiều thành xoay chiều. Biến tần được lắp đặt để thay đổi tốc độ quay của động cơ. Việc này được thực hiện thông qua điều chỉnh tần số của dòng điện xoay chiều. Ngoài ra, thông qua việc điều chỉnh biên độ của tín hiệu biến tần để tùy chỉnh mô-men xoắn hoặc công suất của động cơ.
– Pin và bộ sạc pin: Pin trong ô tô điện là bộ phận dùng để lưu trữ năng lượng cho xe chạy. Để xe điện có thể vận hành được thì pin phải được sạc đầy. Loại pin được sử dụng để lắp đặt trong ô tô điện là lithium. Sử dụng pin loại này vì nó có tỷ lệ xả thải thấp, ít gây ô nhiễm môi trường. Bộ sạc pin với chức năng kiểm soát mức điện áp của pin. Việc này được thực hiện thông qua điều chỉnh tốc độ sạc trên ô tô. Hơn thế nữa, bộ sạc pin có có khả năng theo dõi nhiệt độ của pin giúp duy trì tuổi thọ của pin.
– Bộ điều khiển: Bộ phận này được ví von như bộ não của xe ô tô điện. Chức năng của bộ phận này là quản lý, kiểm soát tất cả các thông số kỹ thuật, tốc độ của xe.
– Cáp sạc: Cáp sạc đặt bên trong xe ô tô điện, được sử dụng để sạc pin cho tô tô tại các điểm sạc công cộng hoặc tại nhà. Ở những nơi có điểm sạc nhanh, sẽ có loại cáp sạc riêng biệt để bạn có thể sử dụng.
Sự khác biệt về cấu tạo của xe ô tô điện so với xe ô tô xăng
So với xe sử dụng động cơ đốt trong, với cùng một kích thước thì xe điện sẽ có không gian rộng rãi, thoáng mát hơn. Bởi cấu tạo của xe ô tô điện có ít bộ phận cấu thành hơn. Xe sở hữu động cơ đốt trong thường có một danh sách dài về cách thức bảo dưỡng, bao gồm: dầu, hộp số, thay má phanh, lốp, dây an toàn, ắc-quy, bộ lọc gió… Đây là nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí của xe.
Ngược lại, xe điện cần ít nhu cầu bảo dưỡng hơn, nên chi phí duy trì cũng ít hơn. Một báo cáo của Mỹ đã chỉ ra rằng: “mô tơ điện chỉ có một phần chuyển động – trục quay nên rất đáng tin cậy và không cần bảo dưỡng thường xuyên. Bên cạnh đó, bộ phận sạc và điều khiển đều bằng điện nên chúng cũng hầu như không cần bảo hành bảo trì nhiều so với các loại xe truyền thống”.
Động cơ của xe điện được biết đến với tên gọi là môtơ. Hầu hết động cơ điện đều được cấu tạo đơn giản, hoạt động tốt hơn nhiều so với động cơ đốt trong. Động cơ điện sẽ làm giảm thiểu tối đa thành phần truyền động trung gian. Năng lượng của động cơ điện sẽ được truyền thẳng đến bánh xe, giúp xe có thể di chuyển, vận hành trơn tru, tốt hơn.
Chúng ta đều biết động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu hóa thạch, dải vòng tua hạn chế, chỉ có thể quay 4000-6000 vòng/phút. Vì thế, để có thể động bộ hóa hết tất cả giữa lực kéo, tốc độ thì động cơ đốt trong phải cần tới hộp số. Ngược lại, xe điện lại không cần tới hộp số mà vẫn có thể hoạt động tốt được.
Mô Tơ của xe điện có thể quay với tốc độ 20.000 vòng/phút. Với tốc độ quay này đã có thể vượt qua nhiều tốc độ quay của một số động cơ đốt trong trên thị trường hiện nay. Hơn thế nữa, động cơ điện còn sản sinh mô-men xoắn ngay khi người lái thực hiện việc nhấp đạp ga từ trạng thái đứng yên. Nhờ vào điều này mà xe điện chỉ cần cơ cấu bánh răng với tỷ số truyền đảo bảo để có thể truyền động đúng ý của nhà lập trình.
Nhược điểm
Nói đến ưu điểm thì cũng phải nhắc đến nhược điểm, các nhược điểm chính của dòng xe điện đều liên quan đến các vấn đề chính như: Phạm vi di chuyển và trạm sạc hạn chế, mạng lưới trạm sạc và hạ tầng điện hạn chế, chi phí đầu tư ban đầu cao,…
Hiện tại, Hyundai Bà Rịa Vũng Tàu phân phối dòng xe là Hyundai Santafe Hybrid (HEV) và Hyundai IONIQ 5 (EV) với giá bán như sau:
Hyundai Santafe Hybrid giá niêm yết: 1.450.000.000 VNĐ
Hyundai IONIQ 5 giá niêm yết từ: 1.300.000.000 VNĐ
Mọi thông tin tư vấn quý khách vui lòng liên hệ hotline Hyundai BRVT để được tư vấn chi tiết.